Ngành Công nghệ Kỹ Thuật Cơ khí

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí gồm 02 chuyên ngành:
1- Cơ khí chế tạo máy
2- Công nghệ chế tạo thiết Bị điện

- Bằng tốt nghiệp được cấp:            Kỹ sư

- Thời gian đào tạo:                         4,5 năm

- Các chuyên ngành đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí (Thí sinh trúng tuyển vào ngành có thể lựa chọn một trong các chuyên ngành để theo học)

1. Cơ khí chế tạo máy

2. Công nghệ chế tạo thiết bị Điện

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Kiến thức

- Hiểu và vận dụng tốt các kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và công cụ tiên tiến trong lĩnh vực cơ khí vào công việc chuyên môn

- Có kiến thức  về khoa học tự nhiên để giải các bài toán thuộc lĩnh vực công nghệ cơ khí

- Có kiến thức hiểu và vận dụng các phần mềm công nghiệp, các tiêu chuẩn và đặc tính cũng như sử dụng công nghệ thông tin để trình bày văn bản, báo cáo theo yêu cầu

- Có kiến thức hiểu và vận dụng các kiến thức cơ học cơ bản

- Có kiến thức tính toán vi phân, tích phân

- Có kiến thức về nhiệt động học, cơ học chất lưu, truyền nhiệt .v.v.

- Có kiến thức về dung sai và thiết kế với sự trợ giúp của máy tính; các phần mềm công nghiệp, tiêu chuẩn

2.2. Kỹ năng

- Có kỹ năng thực hiện các thí nghiệm, đo lường; phân tích diễn giải các kết quả và ứng dụng vào cải tiến các quy trình công nghệ

- Có kỹ năng thiết kế các hệ thống, các phần tử, hoặc các quy trình công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cơ khí

- Có kỹ năng làm việc hiệu quả với vai trò là thành viên hoặc nhóm trưởng trong một nhóm kỹ thuật.

- Có kỹ năng phát hiện các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ cơ khí; phân tích và giải quyết chúng.

- Có kỹ năng viết, thuyết trình, sử dụng các công cụ biểu đồ, hình ảnh cho việc trao đổi thông tin, kiến thức trong môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; có khả năng tìm kiếm và sử dụng các tài liệu kỹ thuật phục vụ cho công việc.

-Có kỹ năng hiểu và vận dụng các kiến thức để lựa chọn, lắp đặt  và hiệu chỉnh các thiết bị và chuẩn bị các báo cáo thí nghiệm cũng như các hệ thống tài liệu liên quan đến việc phát triển, thiết lập hoặc bảo dưỡng các cơ cấu và hệ thống cơ khí

- Có kỹ năng hiểu và vận dụng các kiến thức về quá trình sản xuất, vật liệu, có học vật rắn và thiết kế hệ thống cơ khí

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

-        Có khả năng làm việc hiệu quả với vai trò là thành viên hoặc nhóm trưởng trong một nhóm kỹ thuật;

-        Có ý thức không ngừng học hỏi và trau dồi nghề nghiệp, có khả năng tự định hướng để phát triển sự nghiệp

-        Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp cao, tôn trọng sự khác biệt;

-        Có ý thức về đảm bảo chất lượng, tiến độ và liên tục cải tiến trong công việc.

3. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

3.1. Chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy

Kỹ sư Cơ khí chế tạo máy có thể làm việc trong các cở sở, dây chuyền sản xuất thiết bị cơ khí, ô tô, công nghiệp nói chung thuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp; các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Có đủ kiến thức để có thể học tiếp sau đại học.

3.2. Chuyên ngành Công nghệ chế tạo thiết bị điện

  Kỹ sư CN chế tạo thiết bị điện có thể làm việc trong các nhà máy điện, cở sở sản xuất thiết bị điện dân dụng và công nghiệp; các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Có đủ kiến thức để có thể học tiếp sau đại học.

Bạn cần hỗ trợ?