Tuyển sinh khoa Cơ khí và Động lực- Đại học Điện lực năm 2020

 

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH KHOA CƠ KHÍ VÀ ĐỘNG LỰC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC NĂM 2020

TT

Tên ngành/chuyên ngành

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Chỉ tiêu tuyển sinh 2020

I

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

7510203

A00 , A01, D07, D01

195

Theo học bạ và theo kết quả thi THPT

II

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

7510201

A00 , A01, D07, D01

170

Theo học bạ và theo kết quả thi THPT

2.1

Cơ khí ô tô 

2.2

Cơ khí chế tạo máy 

2.3

Công nghệ chế tạo thiết bị điện

 

GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHUYÊN NGÀNH

1. Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử 

Điện thoại liên hệ: 0949000226; 0988554643; 0986348080; 0904319939

Kiến thức

Ngành Cơ điện tử trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Thiết kế, chế tạo hệ thống Cơ điện tử
  • Quy hoạch và phát triển cơ sở sản xuất Cơ điện tử
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống Cơ điện tử

Kỹ năng

Sau khi tốt nghiệp ngành Cơ điện tử, sinh viên có thể làm được các công việc:

  • Cài đặt, lắp đặt và vận hành các hệ thống Cơ điện tử, tự động hóa, điều khiển, Rô bốt, PLC.v.v
  • Kiểm tra thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống Cơ điện tử, tự động hóa, điều khiển, Rô bốt .v.v
  • Phân tích, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu và triển khai hệ thống Cơ điện tử, tự động hóa, điều khiển, Rô bốt .v.v

Cơ hội việc làm

Kỹ sư  Cơ điện tử tại:

  • Các tập đoàn, công ty thiết bị tự động hóa, điều khiển, cơ điện, dây chuyền công nghệ: Rô bốt, PLC
  • Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than khoáng sản, hóa chất Việt Nam
  • Các nhà máy sữa, giấy, xi măng, đường, các cơ sở sản xuất phụ trợ.
  • Nhà máy điện, dây chuyền sản xuất ÔTÔ .v.v.
  • Tự thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tự động hóa, điều khiển, cơ điện tử
  • Trường Đại học, viện nghiên cứu.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí gồm các chuyên ngành sau:

Điện thoại liên hệ: 0949000226; 0988554643; 0986348080; 0904319939

1. Chuyên ngành Cơ khí ÔTÔ

Kiến thức 

Chuyên ngành Cơ khí ÔTÔ là một chuyên ngành của ngành CN KTCK trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Thiết kế, chế tạo ÔTÔ, ÔTÔ Điện xe máy, máy động lực
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ÔTÔ, ÔTÔ Điện, Xe máy, máy động lực
  • Quy hoạch và phát triển cơ sở sản xuất ÔTÔ, ÔTÔ Điện , xe máy, máy động lực

Kỹ năng 

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành ÔTÔ, sinh viên có thể làm được các công việc:

  • Cài đặt, lắp đặt và vận hành các loại ÔTÔ, ÔTÔ Điện xe máy, máy động lực
  • Kiểm tra thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa ÔTÔ, ÔTÔ Điện xe máy, máy động lực.
  • Phân tích, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu và triển khai ÔTÔ, ÔTÔ Điện xe máy, máy động lực

Cơ hội việc làm

Kỹ sư  Cơ khí ÔTÔ tại:

  • Các tập đoàn, công ty ÔTÔ như: Trường Hải, Toyota, Honda, Ford, Vinfast, Huyndai, BMW.v.v.
  •  Tổng công ty Vận tải, Hàng không, Đường sắt, Đường thủy .v.v.
  • Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than khoáng sản, hóa chất Việt Nam
  • Tự thành lập các cơ sở kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng Ôtô
  • Trường Đại học, viện nghiên cứu.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

2. Chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy

Kiến thức 

Chuyên ngành CKCTM là một chuyên ngành của ngành CN KTCK trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí
  • Quy hoạch và phát triển cơ sở sản xuất cơ khí
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cơ khí

Kỹ năng 

Sau khi tốt nghiệp CN CKCTM, sinh viên có thể làm được các công việc:

  • Cài đặt, lắp đặt và vận hành các hệ thống cơ khí
  • Kiểm tra thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cơ khí
  • Phân tích, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu và triển khai hệ thống cơ khí và các khu vực phát triển ngành cơ khí.

Cơ hội việc làm

Kỹ sư cơ khí chế tạo máy tại:

  • Các tập đoàn, công ty cơ khí, cơ điện, thi công, tư vấn thiết kế, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống cơ khí.
  • Các công ty sản xuất thiết bị cơ khí, điện, điện tử như Hanwa, Doosan, Samsung, Huyndai, Siemens, Honda, Toyota.
  • Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than khóang sản, hóa chất Việt Nam
  • Các nhà máy sữa, giấy, xi măng, đường, các cơ sở sản xuất phụ trợ.
  • Nhà máy điện
  • Tự thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí
  • Trường Đại học, viện nghiên cứu.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

3. Chuyên ngành Công nghệ chế tạo thiết bị Điện

Kiến thức 

Chuyên ngành CNCTTBĐ là một chuyên ngành của ngành CN KTCK trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Thiết kế, chế tạo các thiết bị điện, hệ thống kỹ thuật
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị Điện
  • Quy hoạch và phát triển cơ sở sản xuất cơ điện

Kỹ năng 

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành CNCTTBĐ, sinh viên có thể làm được các công việc:

  • Cài đặt, lắp đặt và vận hành các thiết bị Điện, các hệ thống kỹ thuật công trình
  • Kiểm tra thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa Thiết bị Điện
  • Phân tích, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu và triển khai thiết bị Điện và hệ thống kỹ thuật công trình

Cơ hội việc làm

Kỹ sư  Công nghệ chế tạo thiết bị Điện tại:

  • Các tập đoàn, công ty thiết bị Điện, thi công, tư vấn thiết kế, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị Điện: ABB,  LG, Cơ khí điện lực, Siemens, Điện quang, LIOA .v.v
  • Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than khoáng sản, hóa chất Việt Nam
  • Các nhà máy sữa, giấy, xi măng, đường, các cơ sở sản xuất phụ trợ.
  • Nhà máy điện
  • Tự thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị Điện
  • Trường Đại học, viện nghiên cứu.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

 

Bạn cần hỗ trợ?